Những khách thăm quan đi thăm quan Thái Lan thường đến thăm kinh đô Bangkok, và luôn ghé vào ngôi chùa cổ kính Wat Phra Kaew, tọa lạc tại trung tâm lịch sử Bangkok (quận Phra Nakhon), bên trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia Thái Lan, không ai là không một lần đếm thăm và lễ bái chùa Phật Ngọc nổi tiếng này.
Điểm đến hấp dẫn không kém Bangkok: Khám phá các vùng đất tuyệt vờiViệc xây dựng ngôi chùa này bắt đầu khi vua Phật Yodfa Chulaloke (Rama I) dời kinh đô từ Thonburi đến Bangkok năm 1785. Wat Phra Keo nằm cạnh Cung điện Lớn và có tầm quan trọng bậc nhất trong các ngôi chùa nổi tiếng của Thái Lan, được xem như nhà chùa của Hoàng gia, với diện tích rộng đến 945.000 m², bao gồm hơn 100 tòa nhà cao tầng, Khi bạn đi hành trình Thái Lan bạn xe thấy đây là ngôi chùa duy nhất không có sư sãi.
Chùa nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp của nhiều kiểu kiến trúc, mà còn vì bức tượng Phật bằng ngọc bích thiêng liêng Đây là pho tượng Phật được sùng kính nhất Thái Lan (tạc dáng Đức Phật đang ngồi thiền định, rất phổ biến trong nghệ thuật Sri Lanka), chỉ cao khoảng 75cm, chạm khắc từ khối đá lục bảo quý hiếm, được tôn trí trang trọng trong chùa Wat Pra Kaeo (chùa Phật Ngọc Lục Bảo). Không giống các ngôi chùa khác, chùa này không có khu nhà ở cho các vị sư mà chỉ có các tòa nhà được trang trí các cảnh linh thiêng, các bức tượng.
Lịch Sử Chùa Phật Ngọc (Wat Phra Kaew) Bangkok Thái Lan
Theo Sử biên niên Thái, pho tượng đã được phát hiện một cách kỳ diệu vào năm 1434 tại một ngôi chùa thuộc tỉnh Chiang Rai (Bắc Thái Lan). Hôm ấy, một tia chớp chói lòa bỗng dưng xuất hiện và chạm thẳng vào một chedi (tượng Phật được làm từ vữa stucco rắn chắc và sơn ở ngoài). Vị sư trụ trì ngôi đền vội đến xem, thấy lớp vữa bị bong ra và bên trong có một pho tượng nhỏ ánh xanh lộ ra. Tiếp đó pho tượng phát màu rực rỡ siêu nhiên, khiến dân chúng tò mò tụ tập lại để chứng kiến biểu tượng đẹp của Đức Phật.
Tương truyền, sức mạnh huyền diệu của pho tượng đã hấp dẫn tất cả những ai đi ngang qua đó. Cuối cùng, pho tượng đã được đưa về Chiang Mai, rồi lưu lạc qua Lào vào thế kỷ XVI. Năm 1778, viên tướng người Thái - Phya Chakri - đã chinh phạt để đoạt lại bức tượng. Trong niềm vui chiến thắng, vị tướng này đã được tôn làm vua với vương triều Rama. Ông quyết định mang tượng Phật ngọc lục bảo về Bangkok trong niềm tin tưởng pho tượng sẽ ban cho kinh đô một vận hội tốt cũng như sẽ bảo vệ nền độc lập cho đất nước.
Từ đó đến nay, tượng Phật ngọc lục bảo được đặt trên chóp bệ thờ mạ vàng cao 11 mét, tại tầng cao nhất của chùa Wat Pra Kaeo. Chiếm phần còn lại của không gian xung quanh bảo tượng là một nhóm tinh tuyển những đồ trang trí rực rỡ và các tượng Phật nhỏ hơn, cùng vô số tranh sơn tường dựa theo những đề tài Phật giáo. Tượng Phật ngọc lục bảo mỗi năm được thay pháp phục 3 lần: mùa nắng, mùa mưa và mùa lạnh. Vua Rama I đã cho thiết kế 2 áo cà sa để phục trang cho tượng Phật: 1 áo chùng không tay 60 nút (dùng trong mùa nắng) và một áo choàng ngoài mạ vàng lốm đốm xanh (dùng trong mùa mưa). Đến đời vua Rama III, vua đã ra lệnh làm thêm 1 áo choàng nghi lễ bằng vàng nguyên chất (dùng trong mùa lạnh)! Vào thời kỳ giao mùa, cũng là lúc diễn ra nghi thức thay áo cà sa. Nghi thức bắt đầu bằng câu “Tâu bệ hạ...”, rồi nước thiêng được tưới lên tiền sảnh (phòng đợi viếng tượng và cầu nguyện) bên ngoài. Vào dịp này, đông đảo Phật tử, nhân dân Thái Lan và khách hành hương các nước đến chùa Phật Ngọc Lục Bảo để dâng sen hồng, hoa quả, thắp nến và nhang trầm tôn niệm Đức Phật - vị “Bệ hạ” đã ban phước lành cho muôn dân và giữ yên bờ cõi đất nước “mùa Xuân Phật giáo”.
Nét Đặc Sắc Của Ngôi Chùa
Nét đặc sắc thứ nhất hiện thời khiến nhiều Khách Thăm quan Đến Thái Lan phải tò mò đó là viên ngọc Lục Bảo đức Phật đặt trên án thờ có chiều cao 11 mét rất vẻ tôn kính, do cây dù được xếp chín tầng bảo toàn yên tĩnh. Những quả bóng bằng thủy tinh ở hai bên tượng trưng cho nhật nguyệt. Mỗi năm có 3 lần, lúc khởi đầu năm mới, nhà vua chủ tọa việc thay đổi chiếc áo khoác bên ngoài Phật Lục Bảo: Áo thụng không tay khoác ngoài thắt long bằng vàng, có nhiều hạt kim cương đắt giá dùng cho mùa hạ, chiếc áo điểm lốm đốm kim cương trông có vẻ giàu sang dùng cho mùa mưa và chiếc áo tráng lớp men bằng vàng nguyên chất dùng cho mùa mát. Những bức tường hành lang bao quanh sân của chùa được sơn phết với những tấm bích họa tường thuật hoạt động mang tính chất anh hùng thời Ramakien. Những tấm bích họa được vẽ đều căn cứ vào nguồn gốc suốt triều đại hoàng đế Rama III (1824-1850), nhưng được phục hồi nhiều lần. Những bức họa tiêu biểu cho câu chuyện khởi đầu bên tay trái, khi khách thăm quan rảo bước quanh hành lang mới lĩnh hội được ý nghĩa. Những trận chiến đấu mang tính cách anh hùng, những đám diễu hành, v.v. đều được thể hiện tất cả trên những bức vẽ. Những phiến đá cẩm thạch được dựng lên những cây cột đứng trước những họa phẩm, được khắc lên những bài thơ hay có liên quan đến mỗi tình tiết của câu chuyện.
Trong chùa, ngoài điện Ngọc Phật, đại đa số chóp đỉnh của những kiến trúc quan trọng đều trang trí theo kiểu đỉnh nhọn, điểm này đã trở thành nét đặc sắc thứ nhất về mặt kiến trúc tự viện Thái Lan. Mỗi đỉnh nhọn đều có trang sức celluloid, sứ màu, thếp vàng... lóng lánh chói mắt. Những kiến trúc đỉnh nhọn khiến cho lữ khách chú ý là Kim Tháp, Tàng Kinh Điện và Tiên Vương Điện. Nét đặc sắc thứ hai của tự viện là trang sức quá cầu kỳ, hoa lệ nhiều màu, xanh vàng rực rỡ.
Nét đặc sắc thứ ba của ngôi tự viện này có bốn mặt được bao bọc bởi hành lang bích họa dài 1 km, trên bích họa 178 bức tranh màu sắc xinh đẹp, họa vẽ tinh xảo, lấy sử thi "Rāmāyaṇa" - văn học cổ điển Ấn Độ làm đề tài, có dịch ra chữ Thái để mọi người cùng hiểu. Truyện "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của Trung Quốc, được ghi chép trên những bức bình phong và những chiếc lục bình bằng gốm, sứ. Bích họa này đã thể hiện sự thống nhất hoàn mỹ của ba ngôi Phật, Thần và Quốc Vương.
Toàn bộ kiến trúc của chùa Ngọc Phật rất to lớn, hùng vĩ. Những ngọn tháp cao vòi vọi, dãy hành lang dài hun hút bằng vàng ngọc lấp lánh, những đặc điểm của các ngôi chùa trên đất Thái, hầu như đều tập trung vào chùa Ngọc Phật, vì chùa này lớn nhất trong toàn quốc. Kiến trúc và nghệ thuật của nó đã thể hiện đặc sắc theo phong cách thời cổ, được ngợi khen là nghệ thuật quý báu về mặt hội họa, điêu khắc, kiến trúc của Phật giáo Thái Lan. Trong chùa Ngọc Phật, mọi người còn có thể nhìn ngắm những loài phi điểu và những loại hoa mai, hoa mẫu đơn, hoa cúc... được chạm khắc, họa vẽ trên bức tường hoa và các bình gốm, sứ. Đây là kiệt tác của Trịnh Hòa - nhà hàng hải vĩ đại đời Minh Trung Quốc, đã thi công khi đến Tây Dương lần thứ ba. Quả thật, một công trình kiến trúc đồ sộ luôn tiềm ẩn những câu chuyện đặc biệt đã khiến cho không ít các hướng dẫn viên Chương trình Thái Lan chuyên nghiệp phải tìm hiểu sâu để dẫn khách của mình tới đó.