Lễ hội Loi Krathong là một trong những lễ hội Thái Lan nổi tiếng, được xem là nét văn hóa lâu đời gắn liền với truyền thuyết Phật giáo. Có thể nói, đến Thái Lan mà không trải nghiệm lễ hội này chính là thiệt thòi lớn của bất kỳ một khách thăm quan nào!
Bí kíp “hứng trọn” may mắn với lễ hội té nước – Thái LanLễ hội Loi Krathong có tính chất rất nguyên thủy, không gắn tới truyền thuyết Phật giáo, cũng không chỉ mang tính giải trí đơn thuần. Đó là Lễ hội Loi Krathong ở Chiêng Mày và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan. Vào những ngày nước lớn tháng Mười Hai, người dân vùng này lại làm những chiếc Krathong rất lớn và đốt đuốc chức không phải nến ở bên trong. Họ cho vào các lễ hội Thái Lan này lớn đó thức ăn và quần áo rồi thả chúng ra sông. Có nhiều người cho rằng Loi Krathong gắn liền với lễ hội hoa đăng của Trung Hoa ( người ta thường cho nến để thắp sáng, dẫn đường cho những linh hồn đang phiêu bạt).
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người dân Thái Lan đều hiểu và cho rằng Lễ hội Loi Krathong là một hành vi nghi lễ làm vui lòng Mẹ Nước. Những khay đồ cúng này thả nổi trên mặt nước, được gửi đến Mẹ Khongkha – nữ thần nước, nhằm làm nguôi lòng và cầu xin Mẹ Nước tha thứ cho việc đã làm vấy bẩn và ô nhiễm nước suốt một năm qua. Và cho đến ngày nay, Lễ hội Loi Krathong Thái Lan không chỉ đơn thuần là lễ hội văn hóa tín ngưỡng mà nó còn mang đậm tính giải trí, cũng là diểm thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm.
Krathong” là chiếc “bát lá” làm bằng thân và lá chuối được trang trí dùng để đựng đồ cúng, “loi” nghĩa là “thả trôi”. Lễ hội Loi Krathong Thái Lan là thả trôi những chiếc bát lá theo dòng nước. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của lễ hội này. Cách giải thích phổ biến nhất cho rằng đây là một lễ hội Thái Lan có xuất xứ từ Ấn Độ với tín ngưỡng thờ phụng nữ thần sông Hằng như vị thần mang lại cuộc sống và sự sinh sôi, quan niệm này đã được du nhập vào Vương quốc Thái Lan.
Chiang Mai, Thailand 2013
Lễ hội này bắt nguồn từ thời xa xưa, vị Vua vĩ đại của Vương triều Sụ-khổ-thay, có một cô gái tên là Nang Nopamas, nàng ấy thường hay cúng lễ thần sông khi mùa mưa kết thúc. Lấy lấy thân và lá cây chuối để kết chiếc bát lá đựng đồ cúng trong hình dạng một bông sen mãn khai, sau đó với lòng kính trọng, nàng dâng chiếc Krathong đầu tiên này cho đức vua, Người đã nhận và thả xuống sông. Có thể nói, chính câu chuyện truyền thuyết này đã tạo nên lễ hội lớn ngày hôm nay.