Lễ hội hoa đăng Yi Peng và Loy Krathong diễn ra vào tối ngày trăng tròn tháng 12 âm lịch Thái Lan, lịch dương thường rơi vào tháng 11. Đây là hai lễ hội tổ chức hàng năm trên khắp đất nước Thái Lan và một số tỉnh của Lào và Myanmar. Với bầu trời rực sáng được thắp lên từ hàng chục nghìn chiếc đèn lồng, dòng sông lấp lánh với hàng trăm nghìn chiếc thuyền hoa đăng nối nhau trôi theo dòng nước, lễ hội hoa đăng được coi là lễ hội lớn thứ 2 trong năm, sau Tết truyền thống Songkran. Đây cũng là một trong những lễ hội đẹp nhất, màu sắc nhất và cổ nhất Thái Lan .
Những lễ hội ấn tượng nhất ở Thái Lan
Lễ hội thả đèn lồng.
Theo truyền thống, cứ vào lễ hội Yi Peng và Loy Krathong, hàng nghìn người Thái lại tập trung bên các con sông và kênh rạch với chiếc đèn lồng trên tay, ước một điều ước và nhẹ nhàng thả chiếc đèn trôi lênh đênh trên dòng sông. Đây có thể coi là một phong tục tập quán khá đặc sắc của người dân nước Thái, ngay cả các vị khách khách thăm quan Thái Lan cũng bị thu hút bởi nó.
Trong tiếng Thái, “Loy” có nghĩa là “thả” và “Krathong” có nghĩa là “hoa đăng”. Lễ hội thả hoa đăng là dịp để người Thái bày tỏ lòng biết ơn đến nữ thần Nước Phra Mae Kongka đã ban phát nguồn nước dồi dào cho con người và đây cũng là dịp mà người dân gửi lời tạ lỗi đến nữ thần vì đã gây ô nhiễm nguồn nước mà nữ thần ban cho. Người ta tin rằng “Mẹ nước”, cội nguồn của sự sống sẽ ban phước và che chở cho cuộc sống của họ trong suốt cả năm. Ngày nay, người ta tin lễ hội là lúc những lời ước nguyện của con người sẽ trở thành hiện thực. Đặc biệt, những cặp yêu nhau cũng cùng nhau thả đèn trong ngày này với hy vọng tình cảm của họ sẽ lâu bền mãi mãi.
Lữ khách có thể đến đây vào ngày trăng tròn, tức ngày 06/11 (thời gian truyền thống lễ hội Loy Krathong được tổ chức) và lễ hội Yi Peng được diễn ra sớm hơn trước vài ngày. Năm nay hai lễ hội được diễn ra từ 05 /11 đến ngày 11/ 11 ở Chiang Mai, Bangkok và khắp nơi trên đất nước Thái lan.
Nhiều khách sạn đón khách miễn phí từ sân bay quốc tế Chiang Mai, hoặc đi taxi giá khoảng 4 USD. Trong thành phố, có xe ba bánh, xe lam, khách thăm quan nên đi xe bán tải để đến bất cứ nơi nào trong thành phố dễ dàng và ít tốn kém.
Một số lễ vật để thả xuống sông.
Chiang Mai là một trong những điểm đến lý tưởng dịp này. Để biểu thị sự tôn trọng, khi đến đây và thăm các ngôi đền, nên bỏ mũ và giày, không mặc quần short, váy ngắn, hoặc áo sát nách. Lữ khách đi thăm quan Thái Lan có thể nghỉ lại ở các khách sạn từ bình dân đến cao cấp khắp Chiang Mai, đặc biệt là các khách sạn nằm ở trung tâm khu phố cổ.
Ban ngày, khách thăm quan có thể đi xe đạp dạo quanh phố và chiêm ngưỡng cảnh quan nơi đây. Vào ngày chủ nhật, hãy đến chợ đêm ở Chiang Mai để hòa nhập với cuộc sống nhộn nhịp nơi đây và thưởng thức những đồ uống, những món ăn đặc sản miền bắc của đất nước Thái Lan.
Để tham gia vào lễ hội, nên chuẩn bị cho mình một số lễ vật như hương, nến, bè chuối trang trí để thả xuống sông, hay chiếc đèn lồng để cầu sự bình an.
Nếu bạn đến Thái Lan vào thời điểm khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12 (lịch dương) hàng năm bạn sẽ có cơ hội được chứng kiến một cuộc trình diễn sắc màu và ánh sáng vô cùng ngoạn mục – đó là lễ hội Loy Krathông - một trong những lễ hội nổi tiếng nhất Thái Lan.
Trong tiếng Thái, “loy” có nghĩa là “ thả” – “ Krathông” – “ hoa đăng”. Thắp sáng Krathông hay hoa đăng rồi thả xuống nước là biểu trưng của lễ hội “Loy Krathông” ( Lễ hội thả hoa đăng).
Lễ hội được tổ chức khắp đất nước nhưng mỗi địa phương lại có màu sắc riêng. Ví dụ ở Tak (một tỉnh ở phía Tây Thái Lan – giáp với Myanmar), thay bằng những đốm sáng riêng lẻ của từng Krathông thì ở đây, Krathông được xếp thành một chuỗi vòng lấp lánh dọc con sông Ping – con sông nối từ Tak đến trung tâm Thái Lan. Và ở Tak, hoa đăng được kết bằng những tán lá dừa, thay vì lá chuối như phần lớn những nơi tổ chức Loy Krathông ở Thái Lan vẫn thường làm.
Lễ hội bắt đầu cũng là lúc mùa màng chuẩn bị kết thúc. Tất cả các nghi thức bao gồm thắp nến, ước nguyện, thả krathông được thực hiện với niềm tin rằng những chiếc krathông này sẽ xua đuổi những điều xấu, những điều không may mắn. Và để thể hiện sự tưởng nhớ đến Mẹ Nước, những bông hoa đăng với nến, hoa, tiền xu và nhang sẽ được người dân thả xuống ở bất cứ nơi đâu có nước.
Theo một vài tài liệu nói về sự ra đời của lễ hội Loy Krathông thì nghi thức thả hoa đăng không có mối quan hệ ràng buộc nào với tín ngưỡng tôn giáo. Nó đơn thuần chỉ là một hoạt động vui chơi. Ý tưởng thả hoa đăng chỉ là một tập quán của các nhà vua Thái có từ thời đại vương triều Sụkhổthay.
Tuy nhiên, căn cứ vào chính hệ thống tín ngưỡng tinh thần mạnh mẽ của người dân Thái Lan đối với Mẹ Nước - thả Krathông là một cử chỉ thể hiện lòng tôn kính với Mẹ Nước và cầu xin Mẹ tha thứ cho những việc làm không tốt trong quá khứ. Một số người tin rằng nếu có thể giữ cho nến trong krathông cháy tận cho đến khi krathông trôi khuất tầm mắt có nghĩa là krathông đó đã mang đi những điều xấu và mang lại những điều may mắn cho người thả. Ngày nay, hầu hết mọi người dân Thái Lan cũng quan niệm rằng thả krathông là lời cầu chúc cho một năm mới đang đến, hy vọng sẽ bắt đầu mọi việc bằng cả sự lạc quan.
Theo truyền thống, thì một Krathông thật sự phải được làm từ những lá chuối được gấp hết sức phức tạp. Nhưng ngày nay, do sự phát triển của xã hội, hoa đăng làm bằng nhựa mô phỏng theo hình dáng hoa đăng làm bằng lá chuối dần trở nên phổ biến. Điều được giữ nguyên vẹn đó là bông hoa đăng được thả là sự hoà lẫn của ánh sáng, mùi thơm của hoa và hương nồng của những cây nhang.
Công viên lịch sử Sụkhổthay - một công viên có tuổi thọ hơn 700 tuổi đã được xây dựng lại từ đống đổ nát - được trang hoàng để trở thành một trong những nơi tổ chức Loy Krathông đẹp nhất Thái LanTrong khoảng thời gian 5 ngày đêm, Sụkhổthay đắm mình trong một cảnh tượng tuyệt diệu ngập tràn hương thơm của những dãy hàng ăn, hương thơm của nhang và ánh nến lung linh của hàng ngàn những bông hoa đăng được thả xuống mặt nước dập dềnh trên mặt nước.
Tín ngưỡng cùng với nhu cầu vui chơi giải trí đã hoà trộn với nhau tạo nên tinh thần của lễ hội. Ở Ajuthaja - một cố đô cổ khác của Thái Lan lễ hội mang đến cho Lữ khách ấn tượng bằng một cuộc thi trang trí hoa đăng. Còn ở thủ đô Băngkok, bất cứ nơi đâu có nước cũng có thể trở thành nơi thả hoa đăng và bạn sẽ không thể không hoà nhập với đám đông trong cuộc vui ấy nếu có mặt ở Thái Lan trong thời gian diễn ra lễ hội này - Lễ hội hoa đắng xứng tầm thời điểm đẹp để đi khám phá Thái Lan.