Thái lan có khá nhiều lễ hội thú vị như ngày hội cày bừa và lễ hội phóng pháo thăng thiên. . . Đừng lên bỏ qua những lễ hội này khi bạn đến với Thái Lan nhé!Lễ hội truyền thống thú vị này được tiến hành vào thời khắc bắt đầu mùa cày cấy và thường diễn ra tổ chức ở Sanam Luang, đây là nơi có cánh đồng lúa rộng lớn trải dài qua Đại Điện.
Phuket - Điểm đến thiên đườngLễ hội cày bừa (diễn ra vào tháng năm tại Sanam Luang)
Lễ hội truyền thống thú vị này được tiến hành vào thời khắc bắt đầu mùa cày cấy và thường diễn ra tổ chức ở Sanam Luang, đây là nơi có cánh đồng lúa rộng lớn trải dài qua Đại Điện. Trang phục của người dân tham gia lễ hội rất rực rỡ nhằm cầu nguyện cho một mùa bội thu sẽ đến với họ.
Lệ hội cày bừa tại Thái Lan.
Là một quốc gia nổi tiếng với việc xuất khẩu gạo lớn nhất nhì Đông Nam Á, lễ hội cày bừa là 1 lễ hội không thể thiếu đối với đời sống tinh thần cũng như vật chất của nhân dân nơi đây.
Lễ hội phóng pháo thăng thiên (có cái tên khác là Bun Bâng Phây)
Lễ hội đặc trưngnày đươc diễn ra từ giữa tháng năm đến giữa tháng sáu, có thể đến giữa tháng tám nếu mưa đến muộn, và được cử hành ở tùy làng.
Đây là nghi lễ cầu mưa và thể hiện ước vọng hạnh phúc, an lành, phát triển cho cộng đồng và mọi cá thể. Mọi rủi ro, đói kém, ốm đau,bệnh tật và nhiều điều không may khác sẽ không thể tránh khỏi nếu không tổ chức lễ hội.
Theo quyết định của đại diện các nhóm gia đình – theo đa số, lễ hội có thể đươc tổ chức hoặc hoãn lại (có thể vì đây là mùa vụ cày cấy). Dù hoãn hay không, cũng phải có một nhóm đàn ông mang rượu tới biếu thành hoàng ở rìa làng, nhảy múa theo nghi thức để xin phép thành hoàng và mong thần ban cho sức khỏe, bình an.
Lễ hội pháo thăng thiên tại Thái Lan.
Thường một số nơi nhân dịp này cũng tiến hành lễ phong tiểu tại chùa. Chú bé được phong chủng được rước quanh chùa ba lần trước khi thực hiện lễ phong chủng. Ban đêm, tại chùa các cô gái trẻ tập trung nghiền thuốc pháo. Tại đây, tiếng chày đều đều xen lẫn tiếng cười đùa giòn tan đã tạo nên điểm nhấn cho bức tranh vốn dĩ đã luôn tươi vui hàng ngày. Trước mặt các các sư cùng các già làng cao tuổi đáng kính, giữa chốn thâm nghiêm bậc nhất, đám thanh nhiên kéo đến tán tỉnh, cợt nhả chẳng biết nể nang ai.
Trước ngày phóng pháo, không khí lễ hội ở trong làng đã tưng bừng bởi các hoạt động văn nghệ tưng bừng và những bữa ăn dân làng thết đãi bạn bè, được mời từ các làng bên cạnh. Việc uống rượu hoàn toàn bị cấm đoán trong cộng đồng Phật tử. Tuy nhiên vào ngày này, mọi người có thể được uống rượu thoải mái. Vào buổi tối tại Sala, đám đàn ông ngà ngà say trong những bộ trang phục sặc sỡ cùng những chiếc khăn rằn trên đầu và đôi giày vải dưới chân., hào hứng nhảy múa tưng bừng làm cho buổi lễ vừa hoành tráng, vừa sôi động.
Điều kì lạ trong buổi lễ là hình ảnh các bé trai tinh nghịch vung vẩy những hình tượng dương vật, một số còn lấy súng cao su bắn những quả “đạn” đó vào các cô gái.
Vào buổi tối, các cô gái tập trung têm trầu bổ cau, cuộn thuốc cho các nhà sư dùng vào hôm sau. Các hoạt động này là nghi thức phồn thực nhằm cầu mong thần linh phù hộ sinh sôi trù phú.
Trong ngày hội, các cụ già biểu diễn tạo tiếng cười cho đám đông. Sau đó mọi người tiến hành rước pháo. Pháo được rước trước tiên đến miếu thờ hoàng thành, kế đó ra khu đặt “bệ phóng”. Bệ phóng là một tòa kiến trúc giống như một cái thang cao, hoặc có thể là một cái cây rất cao.
Các nhà sư phụ trách kỹ thuật làm pháo, tiếng pháo nổ có giòn giã hay không liên quan đến tương lai của dân làng. Người ta rất kiêng pháo xịt, pháo lép , kiêng khi có phụ nữ đi vào khu vực cấm của chùa hay có ai đó sơ suất làm thần linh không hài lòng. Vì thế, khi pháo nổ giòn, bay cao mọi người đều reo hò và tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp.
Có thể nói, tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng tôn giáo có tính toàn thế giới. Hầu như ở đâu ngày nay người ta cũng bắt gặp những vết tích của nó. Người ta tôn thờ những biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài và xem việc cụ thể hoá nó trong hiện thực như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng và cả con người. Lễ hội bắn pháo thăng thiên của Thái Lan chính là cách bày tỏ sự biết ơn của người dân với vị thần mưa Vassacan – một vị thần rất thích lửa và đổi lại thần Vassacan sẽ ban tặng cho họ những cơn mưa để đồng ruộng màu mỡ và mùa màng tốt tươi. Hay nói cách khác, đây chính là mong muốn, khát vọng của người dân Thái Lan về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.