==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đất nước Thái Lan có khá nhiều bộ tộc sinh sống. Vì thế nền văn hóa của quốc gia này rất đa dạng, thu hút khách thăm quan Thái Lan. Đặc biệt trong cưới xin, một số dân tộc có tập tục rất kì lạ khiến nhiều khách thăm quan tò mò.

Theo chân các cô gái làm việc tại các quán Bar ở Thái Lan Theo chân các cô gái làm việc tại các quán Bar ở Thái Lan

Cướp vợ

Nếu như ở Việt Nam có người H’Mông với tục lệ cướp vợ nổi tiếng thì ở Thái Lan có dân tộc Alu. Để cướp vợ thành công, hai bên gia đình đã lên kịch bản sẵn với nhau và được gia đình nhà gái chấp thuận.Thời gian đẹp để người dân Alu tổ chức hôn lễ là sau mùa thu hoạch. Trước đó, cặp đôi trẻ cũng trải qua lễ đính hôn trao cho nhau những món đồ theo tập tục.

Đến đêm thành hôn, chàng trai sẽ cùng bạn bè lẻn vào phòng cô gái để thực hiện việc “cướp vợ”. Khi ấy, cô gái nhận ra bạn trai của mình và sẽ giả vờ la hét, chống cự. Cả gia đình đều biết nhưng vờ như không nghe thấy và vẫn tiếp tục ngủ. Sau khi con gái bị cướp đi rồi mới tới thông báo trưởng làng. Trưởng làng sẽ cùng những người già khác tới nhà trai hỏi rõ ngọn ngành. Hai bên sẽ bàn bạc và quyết định định giá cô dâu. Dù đã quyết định sẵn nhưng đôi bên vẫn kì kèo và thêm bớt vài đồng vì lo sợ nhà trai sẽ phá sản sau khi dựng vợ cho con trai.

Cướp vợ

Đến sáng hôm sau, cả thôn sẽ mở nhạc tưng bừng, giết mổ lợn, bò mời tất cả mọi người tới chung vui. Không khí lúc này rất nhộn nhịp và đông vui. Rất nhiều khách nước ngoài sau khi tìm hiểu về tục lệ này đều muốn được tham gia để hiểu hơn về nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Thái Lan.

Lễ xua đuổi ma quỷ

Tập tục này diễn ra trong nền văn hóa của người dân tộc Ycô. Những cô gái trẻ trước khi chính thức bước vào nhà chú rể phải làm một nghi lễ với mục đích xua đủa tà ma bám theo. Theo đó, cô dâu phải chấp nhận cho người khác đạp vài cái lên người. Người dân Ycô quan niệm phong tục này giúp xua đuổi được ma quỷ trên người cô dâu. Sau đó cô dâu sẽ được thay bộ quần áo mới do chú rể chuẩn bị sẵn. Cô dâu sẽ ở nhà chú rể nhưng không được nói chuyện.

Đến ngày hôm sau, gia đình chú rể sẽ tổ chức cỗ mời mọi người tới chung vui. Nhưng lúc này cô dâu vân tuyệt đối không được nói chuyện với quan khách. Cho đến ngày thứ 3, cuộc sống vợ chồng mới chính thức bắt đầu. Cô dâu lúc đó mới được xem là vợ chú rể và sinh hoạt như bình thường.

Cúng ma

Hôn lễ của thanh niên dân tộc Lạp Ngõa thường diễn ra trong 3 ngày và việc cúng ma được tổ chức trong ngày đầu tiên. Những thanh niên chưa vợ sẽ cùng hỗ trợ chú rể dựng một ngôi nhà cúng ma bên cạnh làng. Ngôi nhà này cũng chính là phòng cưới và nơi diễn ra các hoạt động cúng bái của đôi vợ chồng.

Cúng ma

Mọi cỗ bàn được nấu ngày đầu tiên phải được ăn hết cũng không được lấy phần về nhà. Đến ngày thứ hai, nhà chú rể tiếp tục mang thịt lợn tới nhà gái và đi thăm hết họ hàng nhà cô dâu. Nhà gái sẽ dùng thịt này để làm cỗ đãi nhà trai. Ngày cuối cùng thì diễn ra ngược lại. Lễ cưới diễn ra khá cầu kỳ và lâu nhưng người dân tộc Lạp Ngõa lại rất tôn trọng tập tục này và coi đó như một cách để giúp vợ chồng sống hạnh phúc, sinh được nhiều con cái. Cũng theo đó, khi nào cô dâu mang bầu mới được về nhà chồng sống.

Những tục lệ cưới xin có 1-0-2 của các dân tộc ở Thái Lan

Những tục lệ cưới xin có 1-0-2 của các dân tộc ở Thái Lan
78 8 86 164 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==