Lễ hội té nước Songkran được xem là Tết cổ truyền của người dân xứ chùa vàng.
Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại SongkranLễ hội té nước Songkran được xem là Tết cổ truyền của người dân xứ chùa vàng.
Xuất phát từ tiếng Phạn, Songkran có nghĩa là “lúc thời gian dịch chuyển, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, ngụ ý về sự đổi thay, dịch chuyển. Trong ngày lễ này, người Thái té nước vào nhau để theo dòng nước, mọi xui xẻo năm cũ được gột rửa, còn mọi may mắn trong năm mới sẽ "chảy" đến theo dòng nước.
Ngoài ra, lễ hội cũng là một hoạt động văn hóa liên quan đến chu kỳ phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á. Trong tâm linh, té nước tượng trưng cho hình ảnh của thần rắn Naga khi ngài phun nước xuống trần gian để đem lại mùa màng tốt tươi. Tháng Tư là giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa nên người ta té nước vào nhau không chỉ để cầu mong một mùa vụ bội thu mà còn để làm dịu bớt cái nóng oi bức của mùa hè.
Mặc dù là tết đón năm mới nhưng Songkran lại được diễn ra từ 13/4 đến 15/4. Bởi lẽ Thái Lan được biết đến như một quốc gia có người dân theo đạo Phật chiếm đa số (khoảng 95%) và đạo Phật là quốc giáo của đất nước này, nên ngày mừng năm mới Songkran được diễn ra vào ngày đầu năm theo Phật lịch (ngày 13 – 15/4 theo dương lịch), bắt đầu từ năm 1941 do Hoàng gia Thái quy định.
Người Thái thường chuẩn bị trước từ Wan Sungkharn Long (ngày 12/4). Đối với ngày này, người ta dùng để dọn dẹp nhà cửa, bỏ đi cái cũ, đồng thời sắm sửa vật dụng, đồ ăn, thức uống.
Kế tiếp, Wan Nao (ngày 13/4) là một ngày có ý nghĩa như 30 Tết ở Việt Nam. Ngày này, người dân Thái sẽ nấu nướng, bày biện thức ăn để sẵn sàng dâng lên chùa vào sáng ngày hôm sau. Theo tập tục, người ta cũng tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi.
Ngày 14/4 hay Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Bắt đầu ngày mới, người dân sẽ ăn mặc đẹp, dùng bữa cơm gia đình và lên chùa sớm. Sau nghi lễ ở chùa, họ dùng nước thơm tắm cho tượng Phật để tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều may mắn. Trong ngày Wan Payawan, người Thái Lan không nói những điều xui xẻo, không làm hành động sai hay có ác tâm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước.
Ngày cuối cùng của Tết Songkran được gọi là Wan Parg-bpee (ngày 15/4). Lúc này là thời gian người Thái dùng để đi đến nhà họ hàng lớn tuổi và thực hiện nghi thức "Rod Nam Dam Hua" - nhẹ nhàng rưới nước thơm lên tay những bậc tiền bối. Đây được xem như là cách để bày tỏ tình yêu thương và lòng tôn kính đối với người lớn tuổi.
Hàng nghìn lít nước được té lên người trong dịp Songkran vào mỗi năm với tin tưởng sẽ xóa bỏ được bệnh tật, điềm xấu, đem lại may mắn cho con người. Mọi người quan niệm rằng càng ướt càng may mắn và hạnh phúc nên họ không ngần ngại té nước vào nhau.
Nếu có dịp được đến Thái Lan, các Chương trình Thái Lan đừng bỏ lỡ lễ hội này nhé.