==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tham Khảo Thêm

Theo thần thoại kể, xưa kia có một chàng trai tên là Dhammaban nức tiếng thông minh, học giỏi, đặc biệt còn có cả biệt tài nghe hiểu được tiếng chim. Sự tài giỏi của Dhammaban vọng đến tai cả thần Maha Songkran (tức thần Brahma, thần sáng tạo và chủ của kinh Vệ Đà). Ngày kia, Brahma đích thân hạ phàm gặp Dhammaban và ra một câu đố để thử tài với điều kiện: Trong bảy ngày mà không có câu trả lời đúng thì chàng trai sẽ mất đầu. Còn nếu ngược lại, thần cũng sẽ chịu hình phạt tương tự.

Lễ hội té nước Songkran thú vị ở Thái Lan Lễ hội té nước Songkran thú vị ở Thái Lan

Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại Songkran - Ảnh 1

Câu đố đó là: "Niềm hãnh diện của con người nằm ở đâu vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối?"

Từ ngày đó, ngày nào Dhammaban cũng vắt óc suy nghĩ, thế nhưng thời hạn bảy ngày đã gần tới mà chàng trai vẫn chưa tìm được câu trả lời. Quá chán nản, chàng lang thang vào rừng và vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện của cặp chim đại bàng trên cây. Thì ra, đã truyền đi khắp muôn loài đều đang bàn luận về cuộc cá cược giữa Dhammaban và thần Brahma. May mắn thay, cũng chính lúc ấy chim cái đã nói ra đáp án của câu đố mà Dhammaban đang ngày đêm tìm kiếm.

Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại Songkran - Ảnh 2

Đúng ngày hẹn, Dhammaban bước tới trước mặt thần và trả lời câu đố như sau:
"Buổi sáng, niềm hãnh diện của con người nằm ở khuôn mặt. Bởi thế, sáng nào người ta cũng rửa mặt. Buổi chiều, hãnh diện nằm ở thân thể, vì vậy người ta thường tắm vào buổi chiều. Còn buổi tối điều đó nằm ở bàn chân, nên tối nào, trước khi đi ngủ, mọi người cũng rửa chân".

Tất nhiên, câu trả lời chính xác, thần Maha Songkran đành chịu thua và chấp nhận mất đầu như đã hứa. Vậy nhưng, là vua của các vị thần nên đầu ngài vô cùng linh thiêng và ẩn chứa sức mạnh khủng khiếp: chạm vào đất, đất sẽ bị thiêu cháy; rơi xuống biển, biển sẽ hóa cạn khô. Nên để tránh những thảm họa khủng khiếp, thần gọi 7 cô con gái đều là tiên nữ Songkran (Nang Songkran) của mình đến và phân công cho họ mang đầu của ngài đặt lên một chiếc đĩa, rồi đem cất giữ tại núi Kailash, nơi có thần Shiva trấn giữ.

Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại Songkran - Ảnh 3

Từ đó vào ngày 13 tháng 4 hằng năm, mỗi một người con gái lần lượt có trách nhiệm giữ đầu của thần Brahma trên tay và diễu hành vòng quanh núi để cầu cho năm mới thuận lợi, mùa màng tốt tươi. Lễ hội té nước Songkran cũng từ đó mà khởi sinh.

Đặc biệt hơn là mỗi Nang Songkran đều có đặc điểm riêng và đại diện cho từng thứ ngày trong tuần.
Chủ nhật: Nang Songkran tên là Nang Thungsa (Tungsatevee),  mặc váy đỏ, cài hoa lựu và đeo trang sức hồng ngọc; tay phải nàng cầm đĩa răng cưa, tay trái cầm vỏ sò; đà điểu là vật cưỡi.

Thứ hai: Nang Songkran tên là Nang Khorakha (Korakatevee), mặc váy vàng, cài hoa Pib, đeo trang sức ngọc trai; tay phải cầm đoản kiếm, tay trái cầm gậy; hổ là vật cưỡi.

Thứ ba: Nang Songkran tên là Nang Rakkasos (Ragsotevee), mặc váy hồng, cài hoa sen, đeo trang sức đá Chanxedon; tay phải cầm đinh ba, tay trái cầm cung; heo là vật cưỡi.

Thứ tư: Nang Songkran tên là Montha (Montatevee), mặc váy xanh lá, cài hoa sứ, đeo trang sức đá mắt mèo; tay phải cầm thanh sắt, tay trái cầm gậy; lừa là vật cưỡi.

Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại Songkran - Ảnh 4

Thứ năm: Nang Songkran tên là Nang Kirini (Kirineetevee), mặc váy xanh nõn chuối, cài hoa Montha, đeo trang sức ngọc lục bảo; tay phải cầm búa gõ đầu voi, tay trái cầm súng; voi là vật cưỡi.

Thứ sáu: Nang Songkran tên là Kimitha (Kimitatevee), mặc váy trắng hoa văn xanh, cài hoa sen nhiều tầng nhụy, đeo trang sức Topaz; tay phải cầm đoản kiếm, tay trái cầm đàn; trâu là vật cưỡi.

Thứ bảy: Nang Songkran tên là Mahothorn (Mahotorntevee), mặc váy đen, cài hoa Samhao, đeo trang sức huyền ngọc; tay phải cầm đĩa răng cưa, tay trái cầm đinh ba; công là vật cưỡi.

Năm nay Lễ hội Songkran rơi vào thứ bảy, ngày 13 tháng 4, vì vậy, Nang Mahothon sẽ nhận nhiệm vụ rước đầu thần ra khỏi núi và diễu hành khắp nơi.

Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại Songkran - Ảnh 5

Lễ hội té nước Songkran là lễ hội đón năm mới lớn nhất tại xứ chùa vàng diễn ra từ 13/4 - 15/4 với ý nghĩa tẩy trần đi những điều không may mắn của năm cũ và khởi đầu tốt lành cho một năm mới. Còn chần chừ gì nữa mà không đặt vé Chương trình Thái Lan để trải nhiệm lễ hội này.

Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại Songkran - Ảnh 6

Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại Songkran

Lễ hội té nước Thái: Huyền thoại Songkran
54 5 59 113 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==