==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Songkran là dịp mừng năm mới của người Thái. Lễ hội này diễn ra từ ngày 13-15/4. Tuy nhiên, khách thăm quan Việt thường biết đến lễ hội này như Tết té nước. Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan, nên năm mới của đất nước này bắt đầu vào ngày sinh của Đức Phật, tức là ngày 15/4. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái quy định Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13/4, kết thúc vào ngày 15/4 Dương lịch hàng năm.

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran - Ảnh 1

Vào dịp lễ Songkran, người Thái dùng nước thơm lau chùi tượng Phật trong chùa để tỏ lòng thành kính và biết ơn. Đây là một trong những nghi thức thể hiện lòng thành kính, đức tin của người dân đến đức Phật. Chính vì thế mà ta phần nào có thể cảm nhận được sự cố kĩnh cũng như trang nghiêm và ý nghĩa to lớn của lễ hội này. Chính vì vậy mà Lữ Hành Thái Lan tại thời điểm tết té nước được đông đảo Lữ khách quan tâm

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran - Ảnh 2

Ngày chính thức của tết Songkran là 13/4, song với người Thái, ngày bắt đầu dịp lễ này là Wan Sungkharn Long (ngày 12/4). Trong này này, người ta dùng để dọn dẹp nhà cửa, bỏ cái cũ, mua sắm vật dụng, đồ ăn, thức uống.  Theo quan niệm của người dân nơi đây thì ngày lễ tết là những ngày bỏ qua những cái cũ để tiến đến những cái mới, xóa bỏ những điềm không may, chuyện buồn của năm cũ để bắt đầu một năm mới với nhiều may mắn và hạnh phúc hơn. Đó chính là lý do mà tại sao những người dân thường dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ. Một phong tục truyền thống cũng khá giống với người dân Việt Nam.

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran - Ảnh 3

Wan Nao (ngày 13/4)  có ý nghĩa như ngày 30 Tết ở Việt Nam, được gọi là ngày chuẩn bị. Ngày này, người dân Thái sẽ nấu nướng, bày biện thức ăn để dâng lên chùa vào sáng ngày tiếp theo.

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran - Ảnh 4

Ngày chính của lễ Songkran được gọi là Wan Payawan (ngày 14/4). Trong ngày này, người dân ăn mặc đẹp, dùng bữa cơm gia đình và lên chùa sớm. Sau nghi lễ ở chùa, họ dùng nước thơm lau tượng Phật để tỏ lòng thành kính và cầu may mắn.

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran - Ảnh 5

Trong ngày Wan Payawan, người Thái Lan không nói những điều xui xẻo, không làm hành động sai hay có ác tâm. Tất cả mọi hành động, đức tin đều thể hiện lòng thành kính, thiện tâm, mong muốn gặp được những điều may mắn và hạnh phúc trong năm tới.

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran - Ảnh 6

Nghi thức quan trọng nhất của Songkran là lễ tắm Phật tại chùa. Sau khi hoàn thành nghi thức này, lễ hội té nước sẽ được bắt đầu. Nghi thức té nước được diễn ra với mong muốn gột rửa sạch những điều xui xẻo của năm cũ trên người, cầu may mắn, bình an trong năm tới.

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran - Ảnh 7

Theo quan niệm của người Thái, việc té nước vào người khác mang ý nghĩa giúp họ gột rửa những điều chưa tốt trong năm cũ, đón nhận sự may mắn trong năm mới. Ngày xưa, nước sử dụng trong dịp này phải có mùi thơm và chỉ té vào các thành viên trong gia đình, bạn bè thân hữu.

Ngày nay, hoạt động té nước được mở rộng thành lễ hội dành cho khách thăm quan trong và ngoài nước. Do vậy, khi lễ hội bắt đầu, mọi người sẽ dùng mọi thứ có thể đựng nước để té nước vào nhau. Những ai càng được té nhiều nước được tin rằng sẽ nhận nhiều may mắn trong năm mới.

Đây là một trong những lễ hội, phong tục vô cùng độc đáo của đất nước Thái Lan mà khi bạn hòa mình cùng lễ hội đó bạn sẽ cảm nhận rõ được giá trị tinh thần mà nó mang lại.

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran

Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên Songkran
77 8 85 162 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==