Được mệnh danh với cái tên gọi Đất Nước Chùa Vàng, Thái Lan không chỉ mang lại cho khách thăm quan những địa danh thắng cảnh đẹp hùng vĩ, với những ngôi chùa hiện đại mà nơi đây còn mang lại cho chúng ta những món ẩm thực đặc sản phong phú mà mỗi Lữ khách khi đến đây nhất định phải thưởng thức. Một trong những món ẩm thực đó thì chúng ta không thể không nhắc đến món Som Tam được.
Những món ăn nên thử khi đến Thái Lan
Son tam thực ra là một món gỏi đu đủ xanh nhưng lại mang hương vị độc đáo rất đặc trưng của Thái Lan khiến bạn không thể quên cho dù chỉ mới nếm qua một lần duy nhất. Có lẽ đó chính là lý do vì sao Son Tam của Thái Lan từng lọt vào top 50 món ngon nhất thế giới và rất nổi tiếng đối với các khách thăm quan nước ngoài.
Tuy nhiên, không như nhiều người tưởng tượng rằng đây chắc hẳn phải là món ăn sang trọng, đắt tiền và được chế biến cầu kỳ. Son Tam của Thái Lan lại rất đơn giản và bình dị như cuộc sống của người dân xứ sở Chùa Vàng. Thực chất, món ăn bình dân này phổ biến ở khắp các đường phố Thái Lan với nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và cách làm cũng đơn giản đến không ngờ.
Mặc dù được làm từ những nguyên liệu dễ tìm nhưng Son Tam Thái Lan lại có nguyên liệu vô cùng đa dạng, có khi lên đến 20 nguyên liệu khác nhau. Và nguyên liệu đầu tiên phải kể đến là đu đủ. Đu đủ ở đây phải chọn loại đu đủ còn xanh thì độ giòn của đu đủ mới đảm bảo vị ngon cho món ăn. Người Thái gọt bỏ lớp vỏ dày của đu đủ xong thì bào đu đủ ra thành nhiều sợi nhuyễn và dài để các nguyên liệu khác dễ thấm và đu đủ cũng giòn dai "sừng sực" hơn.
Ngoài đu đủ thì món som tam còn có thêm vài trái cà chua bi cắt làm 3 - 4 phần, đậu đũa cắt khúc, chuối xanh cắt lát mỏng, bắp chuối, cóc thái, cà pháo tươi, xoài xanh, bắp cải, dưa chuột, lạc rang... Nhưng tùy theo từng vùng miền mà các nguyên liệu này có thể biến đổi đôi chút.
Đặc biệt, ngoài các nguyên liệu thực vật kể trên thì món Son Tam còn được cho thêm một nguyên liệu tươi sống để tăng thêm hương vị và khiến món ăn trở nên độc đáo hơn. Ở một số vùng miền Thái Lan, người ta còn cho cua đồng sống vào. Loại cua đồng này thật ra là cua muối sống nguyên con. Mỗi phần som tam như thế thì người ta cho khoảng 2 - 3 con cua đồng vào và giã chung với các nguyên liệu khác.
Cách làm món Son Tam cực kỳ dễ và bất cứ ai cũng có thể học được ngay lần thử làm đầu tiên. Bởi cách làm Son Tam không cần kỹ thuật nấu nướng gì mà chỉ cần bạn giã cho
thật khéo là được. Các nguyên liệu kể trên sẽ được cho lần lượt vào cối giã và người Thái sẽ dùng chày để vừa trộn vừa giã các nguyên liệu cho thấm đều gia vị. Tuy nhiên, sức giã nguyên liệu chỉ nên dùng vừa sức chứ không dùng sức quá mạnh sẽ khiến các nguyên liệu nát bét thì ăn không còn giòn và ngon nữa.
Phần gia vị làm nên món Son Tam cũng khá phong phú với vài tép tỏi, ớt khô hoặc ớt tươi, đường, nước cốt chanh, nước mắm ngon, mắm tôm, mắm pla-ra của Thái (một loại cá muối trộn với cám gạo rồi được chưng thành mắm). Tất cả các gia vị này hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị rất đặc trưng và góp phần làm cho món Son Tam thêm nổi tiếng. Vừa có vị cay của ớt, vị chua của chanh, vị ngọt của đường, vị mặn thơm nồng của các loại mắm... Do đó, cũng không có gì khó hiểu khi bất kỳ khách thăm quan nào nhìn thấy món Son Tam thì đều phát thèm và muốn thử ngay.
Ngoài nguyên liệu là cua đồng sống thì người Thái còn sử dụng các nguyên liệu khác thay thế như mực, tôm tươi, tôm khô... Hoặc có khi người Thái không dùng đu đủ mà dùng xoài sống, dưa chuột thay thế... góp phần tạo nên nhiều phiên bản Son Tam khác nhau trên khắp đất nước Thái Lan nên khiến cho ẩm thực xứ sở Chùa Vàng ngày càng trở nên đa dạng hơn. Do đó, nếu có dịp đến Thái Lan thì bạn hãy nếm thử món Son Tam ở vài vùng miền khác nhau để xem sức sáng tạo của người Thái cao như thế nào chỉ với một món ăn đặc trưng này nhé.
Với những món ăn ẩm thực đặc sắc này, những hương vị khác nhau tạo nên những món ăn cực kỳ thơm ngon và tuyệt vời, chắc sẳn sẽ mang lại cho Lữ khách và gia đình một chuyến đi khám phá Thái Lan thật thú vị và tuyệt vời.