==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tham Khảo Thêm

hành trình Thái Lan, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những ngôi đền, chùa xuất hiện khắp nơi trên quốc gia này chứng tỏ Phật giáo có sự ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống thường ngày của người dân.

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nên đi đâu? Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nên đi đâu?

Với Thái Lan, Phật giáo chính là quốc giáo vì vậy mà ngoài được biết đến là ‘’xứ sở nụ cười thân thiện’’ hay ‘’thiên đường thăm quan, trải nghiệm ’’ ra thì nơi này còn được Lữ khách gọi là ‘’đất nước của những chiếc áo cà sa’’. Chính tên gọi này đã phần nào mô tả khái quát về tôn giáo lớn mà quốc gia này đang tôn thờ.

Nét đặc trưng trong nền Phật giáo Thái Lan - Ảnh 1

Hiện nay, dân số Thái Lan có tới 95% theo đạo Phật dòng Theravada. Quốc gia này có 75 tỉnh thành với con số ấn tượng trên 30.000 ngôi chùa với khoảng 350.000 thầy sư. Hành trình khám phá từ Phuket tới Bangkok, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của thầy sư trong những chiếc áo cà sa màu cam hoặc vàng đang đi khất thực và họ chỉ nhận thức ăn mà thôi. Nếu bạn muốn dâng tiền thì hãy bỏ vào hòm công đức được đặt trong chùa, đền.

Nét đặc trưng trong nền Phật giáo Thái Lan - Ảnh 2

Người Thái Lan đều cho rằng, những ai kiếp trước ăn ở hiền lành, tu tập tốt thì kiếp này được hưởng giàu sang, phú quý còn với ai kiếp trước mắc nợ, hành xử kém, lối sống không lành mạnh thì kiếp này bắt buộc phải đền tội, cuộc sống khó khăn trắc trở.

CÁC THẦY SƯ Ở THÁI LAN

Khác với Việt Nam, sư thầy tại Thái lan được phép ăn mặn vì họ theo Phật giáo phái Nam Tông. Sư thầy tu theo ‘’tam tịnh nhục’’ tức là không nghe – không thấy – không biết. Khi ăn, hãy chỉ biết là ăn thôi mà không cần quan tâm để ý đó là món ăn gì, khẩu vị như thế nào. Không nghe về việc người ta bàn luận, nói gì về món ăn. Không thấy tức không cần bận tâm xem cách thức người ta chế biến món ăn ra sao. Nếu ngày hôm nay, sư thầy nghe được người nhà bàn với nhau nấu những món gì để khất thực sư thầy thì ngày hôm sau, họ sẽ không đi qua một lần nào nữa.

Nét đặc trưng trong nền Phật giáo Thái Lan - Ảnh 3

Sư thầy đi tu chỉ ăn duy nhất một bữa vào lúc 12h trưa, bữa sáng và tối sẽ không ăn. Sư thầy cũng không động chạm gì vào việc bếp núc vì họ cho rằng dù chế biến rau củ quả đi chăng nữa cũng vẫn là sát sanh và vì thế họ thường thuê người ngoài vào lo chuyện nấu nướng.

Ở Thái, là đàn ông thì bắt buộc phải đi tu. Việc đi tu có 2 ý nghĩa lớn: tu tâm dưỡng tính và báo hiếu với đáng sinh thành. Trên đường từ nhà ra chùa, người đi tu nếu có điều kiện sẽ cưỡi voi hoặc ngồi kiệu, nếu không thì cha mẹ sẽ đi cùng và che ô đưa con tới chùa. Tại đây, nhà sư sẽ thực hiện nghi lễ cạo đầu đồng thời đọc kinh. Thời gian một người đi tu ít nhất phải đạt được 3 tháng. Phần trang phục cũng rất đặc biệt: chỉ quấn áo và không hề có đồ mặc bên trong. Nếu như người đi tu phạm phải sai lầm thì họ phải làm lại từ đầu cho tới khi nào thực sự hoành thành khóa tu của chính bản thân mình. Chính vì việc đi tu là bắt buộc với đàn ông nên muốn lấy vợ thì họ phải trải qua khóa tu và báo hiếu cha mẹ.

Nét đặc trưng trong nền Phật giáo Thái Lan

Nét đặc trưng trong nền Phật giáo Thái Lan
53 5 58 111 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==