Con người Thái Lan chắc chắn là điều bạn sẽ quan tâm trước khi đi thăm quan Thái Lan. Sau đây mời các bạn tìm hiểu con người Thái Lan cùng Vietsense Travel nhé.
Tết té nước mừng năm mới vui nhộn của Thái Lan mang tên SongkranTìm hiểu con người Thái Lan cùng Vietsense Travel
Con người Thái Lan – Chủ yếu là theo Phật Giáo
Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Tiểu thừa. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463km về phía Tây Nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Thiên Chúa giáo, chủ yếu là Công giáo La Mã chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra, còn có một nhóm người theo Ấn Độ giáo dòng Sikhs hoặc các dòng khác, có thế lực, sống tại các thành phố.
Chính vì vậy, trong văn hóa Thái Lan, khi đã đi theo Phật giáo, các thầy tu đất Thái luôn né tránh những người phụ nữ, tránh đụng vào họ và không nhận trực tiếp bất cứ thứ gì từ tay phụ nữ. Do đó, khi đi Chương trình Thái Lan, nếu bạn là nữ và gặp thầy tu trên đường, hãy cố tránh sang một bên nhường đường cho họ, tránh chạm vào các thầy tu khi muốn nhờ giúp đỡ, và khi dâng đồ cúng.
Con người Thái Lan thân thiện, mến khách, được mệnh danh là đất nước của những nụ cười. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ Thái duyên dáng trong trang phục cổ truyền, cầm sẵn những chiếc dây nơ hồng tết hoa, mỉm cười quàng vào cổ Lữ khách , rồi chắp tay cúi khẽ.
Con người Thái Lan tôn trọng luật pháp
Thái Lan là đất nước quân chủ lập hiến đứng đầu là vua. Vì vậy, văn hóa và con người Thái Lan cho rằng sự thiếu tôn trọng hoàng gia là phạm luật. Đây được coi như một luật của người Thái, bất cứ hành động hay những nhận xét tiêu cực nào hướng về Vua hoặc thành viên của hoàng tộc đều đem lại bất lợi cho bạn.
Điều dễ nhận thấy trong đặc trưng của văn hóa Thái Lan truyền thống đó là cử chỉ chào Wai, một cử chỉ chắp tay như đang cầu nguyện, cùng với một nụ cười ấm áp, hành động này các Khách Thăm quan Đến Thái Lan sẽ được bắt gặp rất nhiều.
Chào Wai biểu hiện sự tôn trọng mà ta có thể thấy ở bất cứ đâu trên đất nước Thái Lan.Tuy nhiên, chào Wai còn có những quy định riêng cần nhớ nhưng nói chung người có địa vị thấp hơn sẽ phải chào người có địa vị cao hơn trước. Và một nhắc nhở khác là bạn không nên chào kiểu Wai đối với nhân viên phục vụ hay những người gánh hàng rong. Đối với công việc kinh doanh và gặp mặt các doanh nhân nước ngoài, người Thái lại thường chỉ bắt tay và không Wai theo thông lệ.
Trong những đền thờ linh thiêng, bạn cũng có thể dễ dàng thấy những dòng người Thái hơi gập mình với đôi tay chắp trước ngực đi thành hàng. Wai là một nét đặc trưng trong văn hóa ở Thái Lan. Không chỉ có vậy, Múa Thái cũng là điệu múa cổ truyền trong nét văn hóa đặc trưng ở Thái Lan. Những vũ công xinh đẹp, những điệu múa dịu dàng, đằm thắm và hết sức hấp dẫn sẽ khiến Lữ khách không thể rời mắt.
Múa cổ truyền Thái Lan có đến 3 loại và thường được trình diễn, biểu diễn trong những dịp lễ hội khác nhau. Những bước chân điêu luyện, hòa cùng điệu nhạc, những vũ công như tiên nữ trong các trang phục lấp lánh, độc đáo, tất cả làm nên một điệu múa Thái hoàn mĩ.
Múa Thái cũng tượng trưng cho tấm lòng thật thà, đôn hậu, mến khách của người dân xứ chùa Vàng.
Con người Thái Lan thạo nhiều ngôn ngữ
Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái, tiếng Mã Lai. Người Xiêm tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ l âu chi phối kinh tế, chính trị và văn hoá Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.
Ngoài người Thái, là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hoà nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và nhiều dân tộc miền núi khác. Sau chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tị nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc.
Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan hoặc tiếng Môn – Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức độ thành thạo thấp. Tuy nhiên, không vì thế mà các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong chuyến Hành Trình khám phá Thái Lan của mình.