Món Thái bao giờ cũng có vị đậm đà, và có sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác nhau: từ ớt, tiêu, rau mùi, húng quế, gừng, bạc hà, nước cốt dừa… Hãy cùng Vietsense khám phá các món ăn truyền thống Thái Lan đã tạo được những ấn tượng đặc biệt với bạn bè thế giới ...
Đến Thái Lan ăn côn trùng
Ảnh hưởng từ Myanmar, các món ăn miền Bắc thường được nấu vừa chín tới, ít gia vị nồng, ít cay và hầu như không có vị ngọt và chua nhưng theo một cách riêng của người Thái. Hai món ăn đặc trưng của vùng này là:
Cà ri Thái: không quá nồng mùi quế hồi, cà ri Thái có vị béo và thơm nhẹ của nước cốt dừa với nhiều loại rau như măng tre, cà pháo, cà tím, lá chanh, ớt xanh, hành tỏi, riềng nấu với hải sản, gà hoặc bò.
Sự đa dạng về nguyên liệu khiến cho món cà ri có mùi thơm nồng nàn rất lạ mà vẫn giữ được nguyên hương vị nguyên thủy của các món rau. Nếu thích ăn cay bạn có thể chọn cà ri đỏ, cà ri xanh dành cho những người ăn ít cay. Hai loại cà ri này được làm dưới dạng xốt. Cà ri vàng cũng cay và có vị nồng gần giống cà ri Ấn có cả dạng xốt và dạng bột. Nếu thích nấu cà ri Thái ở nhà, bạn có thể tìm mua các loại cà ri này ở các cửa hàng gia vị hoặc siêu thị lớn.
Cua xào cà ri với trứng: là món ăn hết sức cầu kỳ với những màu sắc bắt mắt, thịt cua chắc ngọt quyện với vị béo của trứng, hương cà ri quen quen, là lạ...
Món đặc sắc của vùng này chính là canh chua tom yam gung: được nấu với tôm hoặc hải sản. Vị chính trong món là lá chanh. Canh chua có nước cốt dừa khiến cho vị canh chua dịu dàng hơn chua miền Nam với chua me, mạnh hơn chua miền Trung và gắt hơn chua miền Bắc một chút.
Ẩm thực miền Nam ảnh hưởng của Ấn Độ và Indonesia nên món ăn miền Nam có xu hướng cay nóng hơn nhiều so với món ăn ở các vùng khác của Thái Lan. Điển hình cho ẩm thực vùng này là món lẩu Thái với sự đa dạng về gia vị đến bất ngờ.
Lẩu Thái: là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Lẩu Thái không thể thiếu vị cay của ớt tươi, vị thơm của lá chanh, gừng tươi và một chút vị ngọt của đường, hương vị dễ quen và dễ "ghiền". Những thành phần không thể thiếu trong món lấu là tôm sú bóc vỏ, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả, riềng, rau muống...
Lẩu Thái đã quá nổi tiếng và có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Người Việt ăn không cay như người Thái nên khi ăn muốn cho cay thế nào thì tự thêm ớt vào phần của mình. Ngoài ra, để phù hợp với khẩu vị thì người Việt cũng tự chọn đồ ăn để cho vào lẩu nhưng hương vị của lẩu Thái thì không thể khác đi được. Ngoài ra, còn có lẩu hải sản với cua biển, mực tươi, sò điệp, tôm sú, cá chẻm, hỗn hợp hải sản, hành, lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước chanh.
Món tráng miệng của Thái cũng rất phong phú với xôi kết hợp cùng hoa quả: xoài, sầu riêng... và nước cốt dừa, bánh lọt sữa dừa, thạch khoai môn nước cốt dừa. Đặc biệt là hương vị kỳ lạ của món xôi xoài: nếp được nấu mềm trong nước cốt dừa, béo thơm và ngọt ăn kèm với miếng xoài chín vàng.
Biết thêm về mỗi nền văn hóa, mỗi món ăn sẽ mang lại cho chúng ta một tầm nhìn mới, một cảm hứng mới để làm phong phú thêm hương vị cuộc sống của mình.