hành trình Thái Lan - Với hơn 90% dân số theo đạo Phật, Phật giáo chiếm một vai trò rất quan trọng trong đời sống và lễ hội Khao Phansa là một lễ hội phật giáo lớn nhằm ăn mừng 3 tháng tịnh tu của các tăng sĩ ở Thái Lan. Lễ hội này bắt đầu vào tháng 7, xem như là lễ mở đầu cho mùa An cư của Phật tử. Vào ngày lễ này, những tăng nhân sẽ không rời khỏi chùa, còn những người dân sẽ cúng dường, bái lễ, cầu nguyện.
Tham gia lễ hội té nước Songkran lấy may của người Thái LanVào sáng ngày thứ nhất của Tết, người Thái ăn mặc đẹp, dùng bữa cơm gia đình và sau đó lên chùa sớm. Sau nghi lễ ở chùa, họ mang nước thơm lên chùa xịt lau chùi tượng Phật để tỏ lòng thành kính và cầu may mắn.
Ngày thứ hai gọi là Wan Nao (hay còn gọi là ngày chuẩn bị), được xem như đêm giao thừa trong Tết cổ truyền của người Thái. Theo truyền thống, vào ngày này, người ta không nói những điều xui xẻo hay làm bất kỳ hành động nào không đúng hoặc có ác tâm, nhà cửa được cọ rửa sạch sẽ và vứt bỏ đi những thứ không còn cần thiết.
Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Là một nước theo đạo Phật, Thái Lan cử hành những ngày kỷ niệm quan trọng với những nghi lễ đem lại cho các tín đồ Phật giáo khắp đất nước một cơ hội để họ đóng góp phần công đức, với những phẩm vật cúng cho các nhà sư và những đám rước đèn cầy vào ban đêm. Nhiều khi còn có những đám đông tụ tập để nghe kể những truyền thuyết về đức Phật
Đến Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin, là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư. Theo lịch truyền thống, tết năm mới nhằm ngày 13 tháng 4. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái.